Monday, March 21, 2016

Published 11:41:00 PM by with 0 comment

Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm

Chất xơ

Chất xơ là một hợp chất hữu cơ từ thực vật, thường không tiêu hóa được. Chất xơ có trong các loại thức ăn như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, gạo nâu, đậu, hạt giống, và các loại đậu. Ở người lớn, khi tăng lượng chất xơ có trong khẩu phần sẽ giúp cho việc giảm các vấn đề dạ dày ruột mạn tính như ung thư đại tràng, hội chứng ruột kích thích và viêm túi thừa. Tuy nhiên ở, trẻ em, lợi ích duy nhất đã đựợc chứng minh của chất xơ là khả năng giảm táo bón, cung cấp phần chủ yếu có thể thúc đẩy điều hòa nhu động ruột, làm mềm phân, và giảm thời gian thức ăn lưu hành qua ruột.

Tuy nhiên, do các món ăn ưa thích và thói quen ăn uống đã được hình thành từ nhỏ, và do các thức ăn có nhiều chất xơ còn chứa những chất dinh dưỡng khác, các bậc cha mẹ nên thêm những thức ăn này vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Chất đạm

Con bạn cần chất đạm để phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể, bao gồm việc xây dựng các mô mới và sản xuất kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Không có những acid amin thiết yếu (thành phần tạo nên chất đạm), trẻ em dễ mắc các bệnh nguy hiểm hơn.

Các loại thực vật giàu chất đạm – như đậu khô và đậu Hà Lan, hạt, hạt giống và các loại đậu – có thể được sử dụng như nguồn chất đạm sẵn có. Các loại thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, sữa, yogurt, pho mát và trứng. Những sản phẩm động vật này chứa đạm chất lượng cao và đầy đủ acid amin.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thịt đỏ và hải sản không chỉ giàu đạm và là nguồn sắt quan trọng mà còn giàu chất béo và cholesterol. Do đó, con bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Chọn những phần nạc và bỏ bớt mỡ trước khi nấu. Tương tự, bỏ da gia cầm và mỡ cá trước khi ăn.

Chất béo

Con người không thể sống thiếu chất béo. Chúng là nguồn năng lượng cô đặc, cung cấp acid béo thiểt yếu cần thiết cho nhiều quá trình của cơ thể (sự chuyển hóa, đông máu, hấp thu vitamin).
Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo – đặc biệt chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa – có thể gây nên nhiều vấn đề. Các chất béo bão hòa thường ở thể rắn ở nhiệt độ phòng và được tìm thấy trong các loại thịt có chứa mỡ (như thịt bò, thịt heo, thịt xông khói, thịt bê, thịt cừu) và các sản phẩm từ sữa (sữa toàn phần, phó mát và kem). Chúng có thể góp phần tạo các mảng xơ vữa và dẫn đến bệnh lý mạch vành sau này. 

Chế độ ăn nhiều mỡ bảo hòa cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu, đặc biệt ở những người được di truyền khuynh hướng nồng độ cholesterol cao

Vì lý do này mà từ sau hai tuổi, trẻ em nên nên ăn các loại thức ăn ít béo và mỡ bảo hòa. Các món ăn ưa thích có chứa nhiều chất béo hơn thì nên ăn ít hơn. Ăn một cách khôn ngoan nghĩa là dựa vào các thức ăn ít béo, ít cholesterol như thịt gia cầm, cá và thịt nạc (nướng, bỏ lò hoặc quay, không chiên), bơ thực vật mềm (thay vì bơ động vật), các sản phẩm từ sữa ít béo và dầu thực vật có ít mỡ bão hòa, hạn chế trứng.

Trong các hướng dẫn thông thường, chất béo nên ít hơn 30% lượng calo trơng chế độ ăn của con bạn, với mỡ bão hòa không quá 1/3 hoặc ít hơn lượng calo từ chất béo và phần còn lại là mỡ chưa bão hòa (đó là mỡ chưa bão hòa đa và chưa bão hòa đơn), ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng và bao gồm các loại dầu thực vật như bắp, cây rum, hoa hướng dương, đậu nành và oliu. Một số bậc cha mẹ tìm được thông tin về nhiều loại chất béo và bị bối rối. Một cách tổng quát, dầu và chất béo có nguồn gốc động vật thường bão hòa. Cách đơn giản nhất để bắt đầu đơn thuần là giảm tất cả các loại thức ăn nhiều chất béo trong chế độ ăn của gia đình.

Đường

Giữ cho lượng đường con bạn ăn vào ở mức trung bình. Đường chứa nhiều năng lượng nhưng những chuyên gia dinh dưỡng thường gọi chúng là không có năng lượng do chúng có rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Mặc dù vậy, nhiều trẻ ăn đường lượng nhiều, thường bỏ qua các thức ăn dinh dưỡng hơn – đó là, khi trẻ uống soda, trẻ thường chừa lại sữa trong tủ lạnh, khi trẻ ăn bánh socola hạnh nhân, có thẻ bỏ qua tô trái cây, một nguồn hợp chất carbonhydrate tốt, trên bàn nhà bếp

Muối

Muối bột, hay sodium chloride, có thể cải thiện vị của một số món ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều muối và huyết áp cao ở một số cá nhân và nhóm cộng đồng. Huyết áp cao làm khổ sở khoảng 25% người lớn ở Mỹ và góp phần và nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thói quen dùng thêm muối là một thói quen mắc phải. Do đó, cho con bạn ăn thức ăn ít muối nhiều đến mức có thể. Trong nhà bếp, làm cho tối thiểu lượng muối bạn thêm vào thức ăn trong khi chuẩn bị, thay vào đó sử dụng rau thơm, gia vị hoặc nước cốt chanh. Ngoài ra, đừng để lọ muối trên bàn ăn hoặc ít nhất bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nó trong gia đình.
Do muối có thế giúp bảo quản, các loại thức ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối. Thức ăn nhiều muối bao gồm pho mát chế biến sẵn, bánh pudding ăn liền, rau quả đóng hộp, súp đóng hợp, hot dog, pho mát làm từ sữa đã gạn kem, dầu giấm, rau quả muối, một số ngũ cốc ăn sang, khoai tây chiên và các loại snack khác.


Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thống kê hầu hết các loại thực phẩm cùng thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm cung cấp.

Để tối đa sự phát triển của bé, các mẹ cần cân bằng các loại thực phẩm theo khuyến nghị tháp dinh dưỡng trên; chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy, đồng thời uống đủ nước, tăng cường vận động sẽ giúp cơ thể phát triển tốt nhất.


Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
http://www.fao.org/



bang thanh phan dinh duong, thap dinh duong, che do an can bang, dinh duong cho be phat trien, dinh duong toi uu, bảng dinh dưỡng thực phẩn, dinh duong thuc pham viet nam
      edit

0 nhận xét:

Post a Comment