Tuesday, April 5, 2016

Published 2:48:00 AM by with 0 comment

900 file hình tô màu Disney

      edit
Published 12:27:00 AM by with 0 comment

Tái chế bút chì màu hư, gãy


Các mẹ có con nhỏ hẳn đã không ít lần bối rối vì khi mới làm quen với bút màu các bé chỉ thích bẻ gãy chứ không dùng để tô, từ đó các hãng bút màu cũng nắm bắt nhu cầu và sự quan tâm này đã cho ra đời nhiều loại màu như bút màu nhựa, thay đổi hình dáng như hình khối trụ lớn, hình trái trứng,... mục đích để khó gãy hơn.

Vậy hôm nay mình giới thiệu với các mẹ, các bạn cách tái sử dụng những chiếc bút chì sáp màu bị gãy, thêm nữa là các mẹ có thể cùng bé tái chế những sản phẩm này, dạy con cách tiết kiệm, tránh lãng phí, ngoài ra còn dạy bé sự thay đổi về cấu trúc vật chất của sáp. Sáp tan chảy khi gặp nóng, nhiệt, và đông cứng lại khi nguội lạnh và tạo thành một khối rắn chắc.

Nào cùng bắt tay tạo ra những tác phẩm sáp màu tái chế cầu vồng đa sắc, đa kích thước và đa hình dạng!



Chúng ta cần gì? Tất cả những gì ta cần là những chiếc khuôn silicon làm bánh, hoặc giả như không có các mẹ có thể tận dụng bất cứ vật đựng hay khuôn mẫu nào có sẵn để tạo hình. Các hình ảnh minh họa dưới đây là các vụn sáp gãy được đặt vào khuôn và nướng trong lò nướng để nóng chảy, nếu không có lò nướng, các mẹ có thể nấu chảy trên bếp, hơ lửa,... miễn sao các mẫu sáp vụn chảy ra thành một hỗn hợp sáp để khi đông lại chúng ta có một khối sáp mình cần.











Chúc các mẹ và các bé có thời gian vui vẻ cùng nhau và thành công!

cách tái sử dụng bút màu, crayon recycling, tái chế sáp màu, crayon recycling
Read More
      edit

Monday, March 21, 2016

Published 11:41:00 PM by with 0 comment

Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm

Chất xơ

Chất xơ là một hợp chất hữu cơ từ thực vật, thường không tiêu hóa được. Chất xơ có trong các loại thức ăn như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, gạo nâu, đậu, hạt giống, và các loại đậu. Ở người lớn, khi tăng lượng chất xơ có trong khẩu phần sẽ giúp cho việc giảm các vấn đề dạ dày ruột mạn tính như ung thư đại tràng, hội chứng ruột kích thích và viêm túi thừa. Tuy nhiên ở, trẻ em, lợi ích duy nhất đã đựợc chứng minh của chất xơ là khả năng giảm táo bón, cung cấp phần chủ yếu có thể thúc đẩy điều hòa nhu động ruột, làm mềm phân, và giảm thời gian thức ăn lưu hành qua ruột.

Tuy nhiên, do các món ăn ưa thích và thói quen ăn uống đã được hình thành từ nhỏ, và do các thức ăn có nhiều chất xơ còn chứa những chất dinh dưỡng khác, các bậc cha mẹ nên thêm những thức ăn này vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Chất đạm

Con bạn cần chất đạm để phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể, bao gồm việc xây dựng các mô mới và sản xuất kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Không có những acid amin thiết yếu (thành phần tạo nên chất đạm), trẻ em dễ mắc các bệnh nguy hiểm hơn.

Các loại thực vật giàu chất đạm – như đậu khô và đậu Hà Lan, hạt, hạt giống và các loại đậu – có thể được sử dụng như nguồn chất đạm sẵn có. Các loại thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, sữa, yogurt, pho mát và trứng. Những sản phẩm động vật này chứa đạm chất lượng cao và đầy đủ acid amin.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thịt đỏ và hải sản không chỉ giàu đạm và là nguồn sắt quan trọng mà còn giàu chất béo và cholesterol. Do đó, con bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Chọn những phần nạc và bỏ bớt mỡ trước khi nấu. Tương tự, bỏ da gia cầm và mỡ cá trước khi ăn.

Chất béo

Con người không thể sống thiếu chất béo. Chúng là nguồn năng lượng cô đặc, cung cấp acid béo thiểt yếu cần thiết cho nhiều quá trình của cơ thể (sự chuyển hóa, đông máu, hấp thu vitamin).
Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo – đặc biệt chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa – có thể gây nên nhiều vấn đề. Các chất béo bão hòa thường ở thể rắn ở nhiệt độ phòng và được tìm thấy trong các loại thịt có chứa mỡ (như thịt bò, thịt heo, thịt xông khói, thịt bê, thịt cừu) và các sản phẩm từ sữa (sữa toàn phần, phó mát và kem). Chúng có thể góp phần tạo các mảng xơ vữa và dẫn đến bệnh lý mạch vành sau này. 

Chế độ ăn nhiều mỡ bảo hòa cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu, đặc biệt ở những người được di truyền khuynh hướng nồng độ cholesterol cao

Vì lý do này mà từ sau hai tuổi, trẻ em nên nên ăn các loại thức ăn ít béo và mỡ bảo hòa. Các món ăn ưa thích có chứa nhiều chất béo hơn thì nên ăn ít hơn. Ăn một cách khôn ngoan nghĩa là dựa vào các thức ăn ít béo, ít cholesterol như thịt gia cầm, cá và thịt nạc (nướng, bỏ lò hoặc quay, không chiên), bơ thực vật mềm (thay vì bơ động vật), các sản phẩm từ sữa ít béo và dầu thực vật có ít mỡ bão hòa, hạn chế trứng.

Trong các hướng dẫn thông thường, chất béo nên ít hơn 30% lượng calo trơng chế độ ăn của con bạn, với mỡ bão hòa không quá 1/3 hoặc ít hơn lượng calo từ chất béo và phần còn lại là mỡ chưa bão hòa (đó là mỡ chưa bão hòa đa và chưa bão hòa đơn), ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng và bao gồm các loại dầu thực vật như bắp, cây rum, hoa hướng dương, đậu nành và oliu. Một số bậc cha mẹ tìm được thông tin về nhiều loại chất béo và bị bối rối. Một cách tổng quát, dầu và chất béo có nguồn gốc động vật thường bão hòa. Cách đơn giản nhất để bắt đầu đơn thuần là giảm tất cả các loại thức ăn nhiều chất béo trong chế độ ăn của gia đình.

Đường

Giữ cho lượng đường con bạn ăn vào ở mức trung bình. Đường chứa nhiều năng lượng nhưng những chuyên gia dinh dưỡng thường gọi chúng là không có năng lượng do chúng có rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Mặc dù vậy, nhiều trẻ ăn đường lượng nhiều, thường bỏ qua các thức ăn dinh dưỡng hơn – đó là, khi trẻ uống soda, trẻ thường chừa lại sữa trong tủ lạnh, khi trẻ ăn bánh socola hạnh nhân, có thẻ bỏ qua tô trái cây, một nguồn hợp chất carbonhydrate tốt, trên bàn nhà bếp

Muối

Muối bột, hay sodium chloride, có thể cải thiện vị của một số món ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều muối và huyết áp cao ở một số cá nhân và nhóm cộng đồng. Huyết áp cao làm khổ sở khoảng 25% người lớn ở Mỹ và góp phần và nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thói quen dùng thêm muối là một thói quen mắc phải. Do đó, cho con bạn ăn thức ăn ít muối nhiều đến mức có thể. Trong nhà bếp, làm cho tối thiểu lượng muối bạn thêm vào thức ăn trong khi chuẩn bị, thay vào đó sử dụng rau thơm, gia vị hoặc nước cốt chanh. Ngoài ra, đừng để lọ muối trên bàn ăn hoặc ít nhất bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nó trong gia đình.
Do muối có thế giúp bảo quản, các loại thức ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối. Thức ăn nhiều muối bao gồm pho mát chế biến sẵn, bánh pudding ăn liền, rau quả đóng hộp, súp đóng hợp, hot dog, pho mát làm từ sữa đã gạn kem, dầu giấm, rau quả muối, một số ngũ cốc ăn sang, khoai tây chiên và các loại snack khác.


Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thống kê hầu hết các loại thực phẩm cùng thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm cung cấp.

Để tối đa sự phát triển của bé, các mẹ cần cân bằng các loại thực phẩm theo khuyến nghị tháp dinh dưỡng trên; chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy, đồng thời uống đủ nước, tăng cường vận động sẽ giúp cơ thể phát triển tốt nhất.


Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
http://www.fao.org/



bang thanh phan dinh duong, thap dinh duong, che do an can bang, dinh duong cho be phat trien, dinh duong toi uu, bảng dinh dưỡng thực phẩn, dinh duong thuc pham viet nam
Read More
      edit

Wednesday, March 16, 2016

Published 11:57:00 PM by with 0 comment

Làm bột nặn an toàn bằng bột mì


Bột nặn đã xuất hiện từ rất lâu tại các nước tiên tiến dùng cho bé chơi tạo hình, hiện nay trên thị trường các mẹ cũng có thể bắt gặp loại bột nặn nổi tiếng là Playdoh của Mỹ, nhưng tại VN chúng ta quen mua và sử dụng đất sét nặn cho bé, ưu điểm là khá rẻ tiền nhưng nhược điểm rất lớn là cứng và nếu bé nhỏ tay còn yếu thì khó tạo hình.

Bột nặn làm từ bột mì có ưu điểm là an toàn cho bé, chất liệu nặn mềm dẻo tương đối cho bé nặn, màu sắc tươi sáng; nhưng nhược điểm là nếu không bảo quản kín thì sẽ bị khô. Điểm này chắc cũng không khiến bột nặn mất điểm nhiều các mẹ nhỉ, làm tới đâu chơi tới đó thôi, nếu làm nhiều thì các mẹ cứ bảo quản trong hộp đậy kín là được.
Cùng thực hiện nào!

Nguyên liệu:
  • 200gram bột mì
  • 100gram muối tinh
  • 150ml nước sôi
  • 2 muỗng dầu thực vật (dầu ăn)
  • 2 muỗng cream of tartar (có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ làm bánh; không có sẵn cũng không cần, nếu bé chơi luôn thì không cần cũng được, vì mục đích thêm cream of tartar giúp cho bột ít bị khô đi khi bảo quản lâu)
  • 1 ít vanilla bột hoặc nước để tạo mùi thơm
  • Màu thực phẩm, màu rau câu

Cách làm:

Bước 1: Trộn đều bột mì, muối, cream of tartar cùng dầu ăn và thố trộn.

Bước 2: Đổ hết phần nước sôi vào thố bột, cẩn thận vì có thể gây bỏng.

Bước 3: Trộn đều và nhào cho bột đồng nhất, nếu cảm thấy còn ướt thì có thể rang trên chảo lửa mức thật nhỏ rồi đảo đều, quan sát bột không còn dính chảo, chạm tay vào không dính tay là được.

Bước 4: Nhào lại lần nữa nếu rang trên chảo vừa ý

Bước 5: Chia phần bột thành từng viên nhỏ. Ấn ngón cái vào giữa viên bột rồi nhỏ phẩm màu vào.

Bước 6: Nhào nhuyễn cho phẩm màu tan đều vào hỗn hợp bột. Làm tương tự cho hết tất cả số bột được chia ra để tạo màu

Ghi chú: Đối với bột màu trắng, thì mặc định bột mì sẽ không cho màu trắng sữa mà chỉ ngà vàng, nếu muốn màu trắng đục sữa, các mẹ cần phải cho màu trắng thêm.

Ngoài ra, nếu các mẹ muốn mùi thơm và màu tự nhiên có thể thay màu làm tự thực phẩm tươi như: màu vàng là nước nghệ, màu xanh lá là nước cốt lá dứa, màu đỏ là nước cốt củ dền đỏ. Tuy nhiên, màu từ thực phẩm sẽ không được tươi như phẩm màu và phải cần số lượng khá nhiều mới lên màu chuẩn.

Bảo quản: 
Bảo quản bột trong hộp, hũ đậy kín nắp.

--- Tham khảo cách nặn tại: http://playdoh.hasbro.com/en-us/creations

Chúc các bạn thành công!

Read More
      edit

Tuesday, March 15, 2016

Published 2:49:00 AM by with 0 comment

Homeschool Weekly Planner



Bảng kế hoạch dạy học và hoạt động giúp các mẹ lên kế hoạch cụ thể hơn để bám sát vào chương trình, dạy đa dạng các chủ đề và kỹ năng; cũng như lập ra ghi nhớ kế hoạch giảng dạy của mình. Trên đây mình để sẵn một số chủ đề homeschool phổ biến tại Mỹ, các mẹ cũng có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình, khả năng cũng như độ tuổi của con ví dụ như bé nhỏ thì chưa biết viết thì thay bằng hoạt động ngoài trời chẳng hạn.

Bảng được thiết kế chỉ từ thứ hai đến thứ sáu, còn thứ 7 và Chủ nhật thì tùy các mẹ cho bé chơi hoặc có hoạt động đặc biệt thì ghi chú vào cột Notes nhé.

Bản in: A4 Printable
Read More
      edit